Ông Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh CNN, tuyên bố của ông Trump diễn ra trong bối cảnh con trai ông là Donald Trump Jr. đã có chuyến thăm Greenland. Ông Trump Jr. nói: “Là một người yêu thích hoạt động ngoài trời, tôi rất hào hứng khi được ghé thăm Greenland trong tuần này”.
Tuy nhiên, chuyến đi đã làm dấy lên những suy đoán về kế hoạch cụ thể của cha ông đối với vùng lãnh thổ này của Đan Mạch.
Vào tháng 12/2024, ông Trump đã tái khẳng định mong muốn từ nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên về việc Mỹ sở hữu Greenland, gọi đó là một điều hoàn toàn cần thiết. Khi được hỏi tại một cuộc họp báo ngày 7/1 rằng liệu ông có loại trừ khả năng sử dụng biện pháp quân sự hoặc kinh tế để giành quyền kiểm soát Greenland hay kênh đào Panama hay không, ông Trump đã trả lời: “Không, tôi không thể đảm bảo điều đó, nhưng tôi có thể nói thế này: Chúng ta cần những nơi này vì an ninh kinh tế”.
Ông Trump khẳng định sở hữu Greenland là điều rất quan trọng đối với an ninh của Mỹ, nhưng các chuyên gia nhận định ông cũng có thể đang nhắm đến các khía cạnh khác của Greenland.
Vị trí địa chính trị quan trọng
Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới, có trên 56.000 người sinh sống. Từng là một thuộc địa của Đan Mạch và hiện là lãnh thổ tự trị của quốc gia này, Greenland có vị trí địa chính trị đặc biệt, nằm giữa Mỹ và châu Âu. Thủ phủ Nuuk của Greenland gần New York của Mỹ hơn là thủ đô Copenhagen của Đan Mạch.
Theo ông Ulrik Pram Gad, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch, Greenland từ lâu đã được coi là khu vực quan trọng đối với an ninh của Mỹ. Tuyến hàng hải Hành lang Tây Bắc (Northwest Passage) chạy dọc bờ biển Greenland và hòn đảo này nằm trên tuyến đường Greenland – Iceland - Anh, một khu vực hàng hải chiến lược.
Ông Trump không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên đề xuất ý tưởng mua Greenland. Năm 1867, khi Tổng thống Andrew Johnson mua Alaska, ông cũng đã cân nhắc mua cả Greenland. Cuối Thế chiến II, chính quyền của Tổng thống Harry Truman đã đề nghị trả Đan Mạch 100 triệu USD để sở hữu hòn đảo này.
Cả hai đề nghị đều không thành hiện thực,Marvel bet app nhưng theo một hiệp ước quốc phòng năm 1951, jili in gcash Mỹ đã thiết lập một căn cứ không quân, Aaajilicom hiện được gọi là Căn cứ Không gian Pituffik, Jilibet 0004 tại phía Tây Bắc Greenland. Nằm giữa Moskva và New York, 45 VIPPH đây là tiền đồn nằm xa nhất về phía Bắc của lực lượng vũ trang Mỹ và được trang bị hệ thống cảnh báo tên lửa.
Ông Pram Gad bình luận: “Mỹ quyết tâm đảm bảo rằng không có cường quốc thù địch nào kiểm soát Greenland, bởi vì hòn đảo này có thể trở thành bàn đạp để tấn công Mỹ”.
Giàu tài nguyên khoáng sản
Ông Klaus Dodds, Giáo sư địa chính trị tại Đại học Royal Holloway (Anh), nhận định điều có thể thu hút ông Trump hơn nữa là các mỏ tài nguyên thiên nhiên phong phú của Greenland.
Những tài nguyên này bao gồm dầu mỏ, khí đốt và kim loại đất hiếm vốn rất cần thiết khi sản xuất các loại xe điện và tua bin gió trong quá trình chuyển đổi xanh,go88 tài xỉu vip cũng như để sản xuất thiết bị quân sự.
Hiện tại, Trung Quốc thống trị sản xuất đất hiếm toàn cầu và trước nhiệm kỳ hai của ông Trump, nước này đã cảnh báo hạn chế xuất khẩu các khoáng sản quan trọng này.
Giáo sư Dodds nhận định rằng chắc chắn rằng ông Trump và các cố vấn rất lo ngại về những thứ quan trọng mà Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ. Do đó, Greenland có thể cung cấp một nguồn tài nguyên phong phú để Mỹ không phải phụ thuộc vào Trung Quốc.
Cơ hội khi băng tan
Băng tan từ dải băng Greenland ngày 15/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Băng tan và nhiệt độ Bắc Cực tăng nhanh đang đặt Greenland vào tâm điểm của cuộc khủng hoảng khí hậu, nhưng một số người cũng nhìn thấy cơ hội kinh tế khi biến đổi khí hậu định hình lại hòn đảo này.
Băng tan đã mở ra các tuyến hàng hải, kéo dài thời gian hoạt động trong mùa hè ở Bắc Bán cầu. Hoạt động vận chuyển ở Bắc Cực đã tăng 37% trong thập kỷ qua đến năm 2024, một phần nhờ băng tan.
Ông Dodds nói: “Tôi nghĩ ông Trump theo bản năng hiểu rằng Bắc Cực đang tan chảy và thấy được những cơ hội tiềm năng”. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng thực tế, điều kiện ở các tuyến đường này vẫn thường xuyên nguy hiểm và băng tan có thể làm cho việc di chuyển trên các vùng này thậm chí trở nên nguy hiểm hơn.
Khả năng Mỹ mua được Greenland
Chính phủ Đan Mạch và chính quyền Greenland đã kiên quyết phản đối ý định của ông Trump.
Lãnh đạo Greenland, ông Múte Egede, viết trong một bài đăng trên Facebook vào cuối tháng 12/2024: “Chúng tôi không phải thứ để bán và sẽ không bao giờ là thứ để bán. Chúng tôi không được đánh mất cuộc đấu tranh lâu dài cho tự do”.
Ông Kuupik V. Kleist, cựu lãnh đạo Greenland, phát biểu: “Tôi thấy không có điều gì trong tương lai có thể mở đường cho thương vụ mua bán này. Không thể đơn giản mua một quốc gia hoặc một dân tộc”.
Tuy nhiên, ông Trump nhắc lại ý định mua Greenland vào một thời điểm thú vị đối với hòn đảo này. Theo ông Dodds, chính quyền Greenland do người Inuit lãnh đạo gần đây đã đẩy mạnh yêu cầu độc lập khỏi Đan Mạch. Trong bài phát biểu năm mới, ông Egede kêu gọi xóa bỏ xiềng xích của thời kỳ thuộc địa. Điều này đang khiến Đan Mạch lo lắng và dường như đang tập trung nhiều hơn vào mối quan hệ với Greenland.
Vào tháng 12/2024, Đan Mạch thông báo tăng mạnh chi tiêu quân sự cho Greenland. Sau đó, vào đầu tháng 1, Hoàng gia Đan Mạch đã ra mắt một phiên bản mới của huy hiệu hoàng gia, nhấn mạnh hơn hình ảnh gấu Bắc Cực - biểu tượng cho Greenland.
Greenland cũng đang tìm cách tăng cường độc lập bằng cách đa dạng hóa nền kinh tế ngoài ngành đánh bắt cá. Tháng 11/2024, Greenland đã khai trương một sân bay mới tại Nuuk để thực hiện kế hoạch tăng cường du lịch. Tuy nhiên, hòn đảo này vẫn phụ thuộc vào khoản trợ cấp hàng năm khoảng 500 triệu USD từ Đan Mạch, khiến điều này trở thành trở ngại lớn nếu muốn độc lập.
Ông Dodds bình luận: “Điều này đặt ra một câu hỏi rất thú vị. Greenland sẽ làm gì nếu ông Trump đưa ra đề nghị, chẳng hạn, 1 tỷ USD mỗi năm để có một kiểu liên kết khác?”
Một số chính trị gia tại Greenland đã nêu ý tưởng về một liên kết đặc biệt, tương tự như liên kết giữa Mỹ và Quần đảo Marshall, nơi Greenland có chủ quyền nhưng cũng nhận hỗ trợ tài chính từ Mỹ để dành cho Mỹ các thỏa thuận về lợi ích chiến lược.
Hiện tại, vẫn chưa rõ ông Trump sẽ theo đuổi mong muốn sở hữu Greenland đến đâu sau khi nhậm chức.