Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban hợp tác Lào - Việt Nam Viengsavanh Vilayphone trả lời phỏng vấn. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào
Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban hợp tác Lào - Việt Nam Viengsavanh Vilayphone với phóng viên TTXVN tại Lào ngay trước thềm chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào từ ngày 9 - 10/1/2025 của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính.
Khi được hỏi về hiệu quả hợp tác giữa hai Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam thời gian qua, ông Viengsavanh Vilayphone cho biết hai Ủy ban hợp tác của hai nước có vai trò tham mưu cho Trung ương Đảng và chính phủ trong việc nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp với các bộ, cơ quan, chính quyền địa phương liên quan về hợp tác song phương giữa hai nước, nhằm tập trung tổ chức thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên trong mọi khuôn khổ hợp tác ở từng giai đoạn một cách thống nhất, nhanh chóng và kịp thời.
Hai ủy ban hợp tác của hai nước có cơ chế phối hợp phù hợp, cộng với việc thường xuyên tổ chức họp tổng kết, đánh giá tình hình hợp tác để cùng đề ra phương hướng, kế hoạch hợp tác giữa hai nước phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn. Hai bên thường xuyên cùng đi kiểm tra, thúc đẩy các dự án hợp tác đầu tư ở các tỉnh trên cả nước Lào để kịp thời phát hiện những khó khăn, tồn tại, báo cáo xin hướng chỉ đạo của chính phủ hai nước.
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban hợp tác Lào - Việt Nam cho rằng việc thực hiện vai trò, nhiệm vụ của hai Ủy ban hợp tác hai nước thời gian qua rất hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế. Hai bên đã phối hợp thúc đẩy các bộ, cơ quan và địa phương tổ chức triển khai các nội dung thỏa thuận cấp cao hai nước một cách tích cực và đạt hiệu quả thực tế, góp phần phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước; hợp tác song phương trong mọi lĩnh vực đều phát triển, ngày càng vững mạnh và đi vào chiều sâu.
Đặc biệt trong năm 2024, Việt Nam đã hỗ trợ và giúp Lào thực hiện thành công vai trò Chủ tịch ASEAN; hai bên đã thúc đẩy việc tổ chức triển khai dự án xây dựng Trung tâm cai nghiện ở tỉnh Viêng Chăn, Dự án xây dựng Hệ thống quản lý dân cư và căn cước công dân cho Bộ Công an Lào. Cùng với đó, một số dự án viện trợ không hoàn lại khác của Việt Nam dành cho Lào cũng được triển khai thành công, đã bàn giao và đưa vào sử dụng.
Đầu tư của Việt Nam vào Lào trong năm vừa qua cũng đạt được kết quả tích cực, một số dự án lớn được thúc đẩy triển khai hiện thực hóa, như Dự án Năng lượng gió Trường Sơn, Xekaman 3, JILI8 Login app Tập đoàn Việt Phương. Đồng thời, wowjili.com login hai bên cũng đã tích cực tập trung trao đổi, Jili jackpot 777 register giải quyết khó khăn cho các dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở Lào. Giá trị thương mại song phương giữa Lào - Việt Nam trong năm 2024 có thể đạt trên 2 tỷ USD, july 2 holiday tăng 34% so với năm 2023; hợp tác giữa các bộ,Yy777 dd cơ quan, ngành, giữa các Ủy ban của Quốc hội, giữa các địa phương và các tổ chức quần chúng tiếp tục được đẩy mạnh, tổ chức thực hiện hợp lý, hiệu quả và phù hợp với thực tế.
Có thể khẳng định rằng, mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào sẽ tiếp tục không ngừng phát triển đi vào chiều sâu,đăng ký đăng nhập slot go88 ngày càng hiệu quả, mang lại lợi ích thực tế về cho người dân hai nước, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban hợp tác Lào - Việt Nam Viengsavanh Vilayphone, chuyến thăm Lào trong đầu năm 2025 và đồng chỉ trì Kỳ họp lần thứ 47 Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Lào - Việt Nam của Thủ tướng Phạm Minh Chính là chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên, thể hiện sự thân thiết, đoàn kết giữa hai nước Lào - Việt Nam. Hai bên dự kiến sẽ ký kết nhiều văn kiện hợp tác song phương, trong đó có Thỏa thuận mua bán điện và than đá giữa hai nước, làm cơ sở cho các bên liên quan tiếp tục phối hợp tiến hành mua bán điện và than đá. Điều này giúp Việt Nam có nguồn năng lượng sạch cung cấp cho các cơ sở sản xuất và giúp Lào tăng thêm nguồn thu cho ngân sách.
Trong chuyến thăm, làm việc tại Lào lần này, hai Thủ tướng Lào và Việt Nam cũng sẽ đồng chủ trì Hội nghị hợp tác - đầu tư để cùng lắng nghe về tình hình hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ở Lào và doanh nghiệp Lào ở Việt Nam, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh đó, tại Hội nghị hợp tác - đầu tư cũng sẽ diễn ra Lễ khai trương dịch vụ thanh toán đồng nội tệ xuyên quốc gia và kết nối hệ thống thanh toán xuyên biên giới bằng QR Code giữa hai nước. Đây là điểm khởi đầu cho việc sử dụng đồng nội tệ giữa hai nước, từng bước tiến tới giảm việc sử dụng đồng ngoại tệ... Những điều này sẽ đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, giúp phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa Lào và Việt Nam ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn.
Về những việc cần làm thời gian tới để thúc đẩy triển khai hiệu quả các dự án hợp tác đầu tư giữa hai nước, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban hợp tác Lào - Việt Nam cho rằng hai Ủy ban hợp tác của hai nước cũng như Chính phủ hai nước Lào - Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tốt các cơ chế phối hợp hiện có; hai Ủy ban hợp tác cần tập trung thực hiện tốt vai trò tham mưu.
Ngoài ra, hai bên cần tập trung thực hiện các thỏa thuận hợp tác song phương trong từng giai đoạn cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của hai nước, cần coi trọng việc thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác - đầu tư để góp phần phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Đặc biệt, hai bên cần phối hợp tuyên truyền rộng rãi về các quy định pháp luật liên quan đầu tư của Lào và Việt Nam. Phía Lào sẽ nghiên cứu, đề xuất các chính sách phù hợp để tập trung đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề mà phía Lào ưu tiên, như khai thác khoáng sản, tài chính, ngân hàng... Phía Lào cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, pháp luật để thu hút các doanh nghiệp lớn của Việt Nam sang đầu tư vào các ngành nghề phù hợp với chính sách ưu tiên của Lào, như năng lượng, chuyển đổi số, công nghệ, nông nghiệp sạch và du lịch...
Ngoài ra, hai bên cần tiếp tục phối hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ và thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư lớn; tập trung thúc đẩy các dự án hợp tác kết nối hạ tầng giao thông, như đường cao tốc và đường sắt. Đối với các dự án viện trợ không hoàn lại, hai bên cũng sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức kiểm tra thường xuyên để theo dõi, thúc đẩy việc tổ chức thực hiện, đảm bảo tiến độ và chất lượng.